Một nhóm chuyên gia ở Mỹ đã kết luận rằng việc tinh chỉnh DNA của các loài côn trùng để ngăn chặn chúng phát tán virus tàn phá như sốt rét và Zika hứa hẹn sẽ mang đến những kết quả tuyệt vời, nhưng nhiều nghiên cứu cần được thực hiện trước khi chính thức đưa vào tự nhiên.
CRISPR là một phương pháp chỉnh sửa DNA cho phép các nhà khoa học cắt những phần cụ thể của mã di truyền sinh vật và chèn các DNA khác nhau vào. Quá trình này cho phép họ chỉnh sửa các đặc tính của một cơ quan cũng như “ổ gen” của nó. Bằng cách sử dụng CRISPR, các nhà khoa học có thể đưa những đặc tính mong muốn vào nhằm lấn át dòng giống của một loài.
Ổ gen đảm bảo rằng một gen cụ thể chẳng hạn như gen làm cho côn trùng không thể mang ký sinh trùng truyền bệnh vào thế hệ tiếp theo
Muỗi chính là trung gian truyền bệnh sốt rét chết người, ảnh: Getty Images
Sốt rét được gây ra bởi một ký sinh trùng có tên Plasmodium, được truyền từ người sang người qua trung gian là muỗi. Các cá thể muỗi được tinh chỉnh bằng công nghệ CRISPR sẽ có cấu trúc di truyền mà có khả năng chống lại ký sinh trùng Plasmodium một cách hoàn toàn và đặc tính này sẽ chiếm ưu thế trong số con cái của chúng. Đưa loại muỗi đã bị biến đổi này vào tự nhiên, về mặt lý thuyết sẽ dần loại bỏ dần số muỗi gây sốt rét. Con số đáng sợ các nạn nhân tử vong do sốt rét sẽ chỉ còn là quá khứ.
Việc sử dụng công nghệ CRISPR để loại trừ muỗi truyền bệnh sốt rét không phải là việc cần đến ít trí tuệ. Kỹ thuật di truyền là một lĩnh vực được quy định nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, các vấn đề đạo đức có liên quan đến việc tấn công vào sự tiến hóa và các tiền lệ thí nghiệm có thể dẫn tới nhiều cuộc tranh luận nóng bỏng về CRISPR.
Công nghệ này vẫn còn tương đối mới cũng như việc tích hợp nó vào hoang dã có thể dẫn đến một loạt hậu quả vô cùng có hại và không mong muốn. Các con muỗi có thể thích ứng rất tiêu cực khi được tung ra trên diện rộng, các gen được chèn có thể nhảy sang các loài khác với những kết quả không mong đợi. Từ đây việc cân bằng sinh thái có thể gặp một số vấn đề làm cho một số loài bị tuyệt chủng.
Giáo sư James Collins, một nhà nghiên cứu tại đại học bang Arizona và là đồng chủ tịch của ủy ban nói thêm rằng khoa học và công nghệ trong khu vực đang phát triển nhanh chóng.
“Trước khi biến đổi ổ gen của sinh vật để đưa vào môi trường, ủy ban chúng tôi kêu gọi hãy hết sức thận trọng – nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để hiểu thấu đáo về hậu quả của khoa học, đạo đức, pháp lý, xã hội trong việc đưa những sinh vật này vào môi trường”, ông nói.
Trong một báo cáo được công bố vào đầu tuần này từ một ủy ban của Viện Hàn Lâm Quốc gia Khoa học, Kỹ thuật và Y học khuyên rằng những lo ngại xung quanh công nghệ “ổ gen” - mà sẽ đưa những DNA tinh chỉnh vào tự nhiên cần phải được giải quyết trước khi nó có thể được sử dụng.
Một hành động chỉnh sửa gen của loài trên quy mô toàn diện là việc làm không thể thực hiện lại và do đó bất kì rủi ro nào cũng có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc khó lường. Những gì có thể học được từ một sinh vật biến đổi gen chính là sức hấp dẫn lớn đi kèm với trách nhiệm lớn. Vì vậy, trước khi sử dụng CRISPR để làm thay đổi vĩnh viễn toàn bộ gen của một loài, chúng ta cần phải lường trước mọi hậu quả có thể xảy ra từ hành động của mình.
Ý kiến bạn đọc