Theo nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm vật lý thiên văn Marseille (CNRS) ở Pháp, hành tinh ngoài hệ Mặt trời này nằm trong quỹ đạo cho phép nó có thể giữ được nước trên bề mặt. Cụ thể, các nhà khoa học đã tính toán lượng ánh sáng hành tinh này chặn lại khi đi qua ngôi sao chủ, sau đó ước lượng thành phần và bán kính của hành tinh. Kết quả thu được là gần tương tự như Trái đất.
Phác họa hình ảnh Proxima b.
“Proxima b nhiều khả năng có thể giữ nước trên bề mặt và do đó, có thể tồn tại sự sống”, CNRS tuyên bố. Tuy vậy, các nhà khoa học không thể biết rõ Proxima b trông như thế nào và thành phần của nó cho đến khi bán kính chính xác được xác định.
Các nhà khoa học đặt ra 2 giả thuyết dựa trên bán kính lớn nhất và nhỏ nhất của Proxima b. Một khả năng là hành tinh này có nước với nồng độ cao, tương tự như thủy ngân và chỉ chiếm không đến 0,05% tổng khối lượng.
Hiện chưa rõ nước chiếm tỷ lệ bao nhiêu trên "Trái đất thứ 2" Proxima b.
Ở kịch bản lớn hơn, Proxima b có thể chứa 50% nước và 50% là đất đá. Như vậy, hành tinh này sẽ hoàn toàn bị bao phủ bởi đại dương sâu đến 200 km.
Tháng 8/2016, Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESO) xác nhận sự tồn tại của Proxima b, hành tinh khá giống Trái đất và chỉ cách con người khoảng 4,5 năm ánh sáng.
Hành tinh này được mệnh danh là “Trái đất thứ 2” vì xoay quanh ngôi sao chủ Proxima Centauri với khoảng cách vừa đủ để duy trì nước dạng lỏng. Đây là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống.
Proxima b có kích thước lớn hơn Trái đất 1,3 lần với khoảng cách “không quá xa”, có thể là nơi con người chuyển đến sinh sống trong tương lai.
Phát hiện mới của các nhà khoa học ở Pháp đã đặt nền móng cho những khám phá và nghiên cứu sâu hơn trong tương lai, để xác định khả năng sinh sống được trên hành tinh này.
Ý kiến bạn đọc