Tất cả pin đều sẽ từ từ hết theo thời gian, nếu không dùng thì lâu hết, thường dùng thì mau hết. Và khi pin hết năng lượng, đến một lúc nào đó nó sẽ chảy, cho dù bạn mua pin mắc tiền đến cỡ nào.
Một số trường hợp khác khiến pin chảy như: Nhiệt độ cao, ví dụ bạn để đồ chơi chạy pin trong xe hơi vào một ngày hè nóng nực, thì pin có khả năng quá nhiệt và chảy.
Thứ trắng trắng đó thường chỉ bị xì/xuất hiện ở cực âm (-) của cục pin, ở các pin kiềm, chất kiềm là potassium hydroxide (KOH - Kali Hydroxit), khi nó rò rỉ ra ngoài, sẽ tạo thành chất potassium carbonate (Kali Cacbonat) có màu trắng, có thể xốp xốp hoặc không, đây là dạng muối của axit carbonic. Chất này có khả năng ăn mòn, dính lên da có khả năng gây kích ứng hoặc bỏng nhẹ.
Khi pin hết năng lượng, đến một lúc nào đó nó sẽ chảy, cho dù bạn mua pin mắc tiền đến cỡ nào.
Khi pin xả điện (tức là khi bạn dùng pin), phản ứng hóa học trong pin sẽ sinh ra khí Hidro. Quá trình sinh khí này sẽ làm tăng áp suất trong viên pin và đến một lúc nào đó, khi thành viên pin không chịu nổi lực ép thì nó sẽ bị xì, qua đó hóa chất rò ra ngoài.
Thực ra pin để không dùng cũng tự xả, và đến một lúc nào đó cũng sẽ bị chảy nước, rò rỉ hóa chất, nhưng quá trình này thường diễn ra lâu hơn pin gắn vào thiết bị, nên bạn nghĩ là chỉ có pin đang dùng mới bị chảy.
Pin gắn vào thiết bị thường xả nhanh hơn, nhiều thiết bị tuy đã tắt, nhưng vẫn từ từ rút điện từ pin, đồng thời sinh ra khí Hidro, làm chảy pin như đã giải thích ở trên.
Thực ra pin để không dùng cũng tự xả và đến một lúc nào đó cũng sẽ bị chảy nước.
Cách tốt nhất đề phòng việc chảy pin làm hư đồ dùng của bạn là: Tháo pin đem cất khi để lâu không dùng, chứ không còn cách nào khác, vì pin tốt cách mấy để lâu cũng sẽ chảy nước. Ngay cả các hãng pin cam kết không chảy nước, nếu bạn để nó cạn sạch thì đến một lúc nào đó nó cũng chảy nước.
Các thiết bị thường bị để một chỗ như đèn pin khẩn cấp, radio, đồng hồ vv..vv.. cần được kiểm tra thường xuyên nếu bạn không muốn nó bị hư do pin chảy.
Ý kiến bạn đọc