Nhà du hành NASA Harrison Schmitt miêu tả về một căn bệnh bí ẩn gọi là “lunar hay fever” (sốt dị ứng mặt trăng) khiến 12 người trên Apollo 17 mắc phải. Các triệu chứng đa dạng từ hắt hơi đến nghẹt mũi, đau họng, chảy nước mắt, đôi khi phải mất vài ngày để phản ứng nhẹ đi.
Các phi hành gia lên Mặt trăng trở về gặp phải vấn đề hô hấp. (Ảnh minh họa: NASA).
Eugene Cernan trên tàu Apollo 17 phủ đầy bụi Mặt trăng. (Ảnh: NASA).
Các nhà nghiên cứu không thể biết chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng, cũng như mức độ độc hại thực sự của Mặt trăng. Dù vậy nghiên cứu cho thấy loại đất Mặt trăng được mô phỏng có thể phá hủy phổi và tế nào não sau một thời gian dài tiếp xúc.
“Chúng tôi chưa lường hết được loại bụi này tồi tệ đến mức nào” – một nhà nghiên cứu nói. Bụi này còn có thể mài mòn các lớp trang phục không gian và phá hủy thiết bị chân không của thùng chứa mẫu Apollo.
Tất cả họ đều nỗ lực để ước tính các nguy cơ cho những người làm nhiệm vụ thám hiểm tương lai. Một trong những thành phần được tìm thấy trong bụi Mặt trăng làsilicate, vật liệu phổ biến trong các hoạt động núi lửa và có thể gây tổn thương phổi nếu hít vào.
Hơn nữa, trọng lực thấp trên Mặt trăng còn khiến các thành phần nhỏ có thể ở lại lâu hơn và sâu hơn trong phổi. Tác động độc hại vì thế cũng lớn hơn.
Bên cạnh đó, không giống như các hạt trên Trái đất thường bị làm mềm và xói mòn do gió, nước, bụi mặt trăng không tròn mà sắc nhọn và thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ từ Mặt trời. Các phi hành gia ở lâu trên Mặt trăng có nguy cơ bị tổn thương DNA do hít phải bụi, chuyên gia cảnh báo.
Ý kiến bạn đọc