Một Kim tự tháp có niên đại còn lâu đời hơn các Kim tự tháp ở Ai Cập vừa mới được phát hiện tại Kazakhstan.
Những di chỉ còn lại của Kim tự tháp Kazakhstan. (Ảnh: Daily Mail).
Theo nghiên cứu từ các nhà khảo cổ học, Kim tự tháp Djoser tại Ai Cập là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước Công nguyên. Thế nhưng mới đây, các nhà khoa học tại Viện khảo cổ học Saryarkinsky đã phát hiện ra di chỉ của một Kim tự tháp ở khu vực Karaganda, Kazakhstan, có niên đại còn lâu đời hơn rất nhiều các Kim tự tháp ở Ai Cập.
Theo nhà khảo cổ học Viktor Novozhenov thuộc nhóm nghiên cứu, Kim tự tháp này được xây dựng hơn 1.000 năm trước các Kim tự tháp Ai Cập đầu tiên để làm lăng mộ cho một "vị vua" – người đứng đầu một bộ tộc địa phương vào cuối thời kỳ đồ đồng. Bên cạnh đó, ông Novozhenov cũng tiết lộ rằng các nhà khảo cổ đã phát hiện ra Kim tự tháp tại Kazakhstan vào năm ngoái, nhưng vì một số lý do nên phải tới năm nay phát hiện này mới được công bố.
Được biết, Kim tự tháp cổ đại này không còn toàn vẹn do sự tàn phá của thời gian. Trong một vài ngày tới, các nhà khảo cổ sẽ tiếp tục thăm dò ngôi mộ cổ bên trong Kim tự tháp.
Sự phát hiện Kim tự tháp hơn 5.000 năm tuổi này đã phần nào hé lộ một nền văn minh phong phú đã từng phát triển rực rỡ tại đây hàng nghìn năm về trước.
Ý kiến bạn đọc