Dự kiến mất khoảng một tháng để khắc phục sự cố cáp quang hôm 27/8. Ảnh minh họa. |
Cũng theo ông Bình, các nhà mạng tại Việt Nam đã quen với việc ứng phó và chuẩn bị dự phòng khi hệ thống cáp quang biển gặp sự cố. Do đó, việc xảy ra lần này sẽ không gây ảnh hưởng nhiều do các bên đã lên kịch bản ứng phó nhằm đảm bảo dịch vụ cho khách hàng.
"Sau khi phát hiện sự cố, chúng tôi đã định tuyến lưu lượng quốc tế qua các hướng còn lại, bao gồm hướng đất liền qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan; tuyến cáp quang biển APG, AAG nhanh đi Mỹ, Singapore và IA nhánh đi Singapore và Nhật Bản", một nhà mạng Việt Nam chia sẻ.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng vẫn sẽ có nhóm khách hàng bị ảnh hưởng, tùy từng nhà mạng. Thông thường mức độ ưu tiên của nhà cung cấp sẽ là nhóm doanh nghiệp, tổ chức, tiếp theo đến dịch vụ 3G/4G, rồi đến khách hàng băng thông rộng cố định.
Cáp quang biển được sửa thế nào
Thực tế, trong tối xảy ra sự cố 27/8, người dùng đã phàn nàn về tốc độ truy cập Internet chậm hơn đáng kể so với thông thường. Không ít thành viên "than" trên mạng xã hội Facebook rằng họ gặp khó khi dùng các dịch vụ Internet đi quốc tế, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Trước sự cố lần này, tuyến cáp quang biển AAG đã gặp vấn đề hai lần vào đầu năm và mất hơn một tháng để sửa chữa. Trong khi đó, cáp quang biển IA xuất hiện ba lỗi liên tiếp. Ngoài ra, hệ thống cáp APG mới đi vào hoạt động từ 3/1/2017 nhưng đã bị đứt hồi tháng 6.
Ý kiến bạn đọc