Ông Lê Thanh Hải, phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết bão Tembin chiều mai sẽ vào đất liền, dù suy yếu chút đỉnh, như vẫn mạnh như bão Linda năm 1997 - Thực hiện: Viễn Sự
Tại khu vực người dân trú ngụ tránh bão trên đảo Đá Tây, lực lượng quân đội trên đảo đã cấp mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết.
"Nhưng do số lượng người dân đông nên không có đủ giường nằm chỉ trải chiếu nằm dưới nền nhà. Bên ngoài, gió đang giật cấp 10-11, cột sóng cao 4-5m" - đại úy Phạm Đình Khải thông tin.
Ông Lê Thanh Hải, phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết bão Tembin chiều mai sẽ vào đất liền, dù suy yếu chút đỉnh, như vẫn mạnh như bão Linda năm 1997 - Thực hiện: Viễn Sự
Hơn 22h đêm 24-12, bão số 16 dường như đã dịu bớt ở vùng biển đảo quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Chủ tịch UBND huyện Trường Sa Bùi Đình Dương cho biết "toàn bộ ngư dân vào trú tránh bão ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đều an toàn".
Về thiệt hại chưa thể thống kê, nhưng theo ghi nhận bước đầu thì chỉ cây xanh, rau và các công trình pin năng lượng mặt trời trên các đảo là bị hư hại, ảnh hưởng nặng nề nhất qua hai cơn bão vừa qua.
Còn tàu thuyền của bà con ngư dân trú tránh bão trong các âu tàu ở Trường Sa, hiện chưa thể kiểm tra.
Trung tá Lương Quốc Anh, chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lớn, cho biết 1 số điểm trên đảo đã bị ngập, trời tối đen như mực - Thực hiện: THANH TRÚC
21h55, trung tá Lương Quốc Anh - chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Lớn - cho biết hiện nay ngoài trời gió đã suy yếu, giảm xuống cấp 7, 8, giật cấp 9.
"Ngoài trời hiện tại không mưa, nhưng triều cường làm một số điểm trên đảo bị ngập. Tại khu vực trạm khí tượng, nước đang dâng cao tràn vào chỗ ngủ của các lực lượng" - trung tá Quốc Anh thông tin thêm.
Cũng theo trung tá Quốc Anh, các lực lượng đang tiến hành các biện pháp chống ngập và khắc phục các khu vực bị nước tràn vào.
Đến 20h, trung tá Đỗ Hải Đăng, chính trị viên đảo Trường Sa, cho biết gió đang rất mạnh, giật cấp 14. "Ngoài trời nhiều cây cối, mái tôn bay tứ tung".
Hiện nay người dân đã được đưa vào tránh trú bão ở khu vực nhà kiên cố, đảm bảo cho người dân lương thực, nước uống trong thời gian bão đổ bộ.
"Tính đến thời điểm hiện tại thì chúng tôi vẫn chưa tiếp nhận được thông tin nào thiệt hại về người" - trung tá Đăng cho biết thêm.
Còn ở đảo Trường Sa Đông, trung tá Đỗ Minh Tuấn, chính trị viên, cho biết hiện nay sức gió mỗi lúc mỗi mạnh, sóng cao hơn 10m.
Thông tin tổng hợp từ UBND huyện Trường Sa, bão số 16 đã quét qua các điểm đảo Phan Vinh, Tốc Tan, Núi Le, Tiên Nữ với sức gió cấp 11-12, giật trên cấp 12.
Lúc 19h30, tại thị trấn Trường Sa, sức gió cấp 9-10, giật trên cấp 11, có mưa lớn.
Đến thời điểm này 100% ngư dân và tàu thuyền trú tránh trên các đảo Trường Sa đều an toàn
Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết tính đến 16h ngày 24-12, biên phòng các tỉnh thành ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang đã phối hợp với địa phương, chủ tàu thông báo hướng dẫn cho 69.120 phương tiện/343.163 người, biết diễn biến, hướng di chuyển của bão Tembin để chủ động phòng tránh hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Các đơn vị quân đội đã huy động 92.533 bộ đội, dân quân, 3.524 phương tiện (138 tàu, 1.674 xuồng, 1.529 ô tô, 210 xe đặc chủng) sẵn sàng ứng phó.
Bộ Tư lệnh Quân khu 7 dự kiến thiết lập Sở chỉ huy tiền phương tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bộ chỉ huy quân sự huyện Cần Giờ (TP.HCM).
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 dự kiến thiết lập Sở chỉ huy tiền phương tại sư đoàn bộ binh 8 (Tiền Giang) và Trường Quân sự quân khu (Sóc Trăng).
Sóng đánh cao 7m ở nhà giàn Huyền Trân - Ảnh: Nguyễn Ngọc Quỳnh
Đại uý Nguyễn Ngọc Quỳnh, chỉ huy trưởng nhà giàn Huyền Trân, cho biết sóng gió tại khu vực nhà giàn Huyền Trân đã mạnh lên cấp 8, giật cấp 9. Nhà giàn cũ bị rung lắc. Tuy nhiên nhà giàn mới vẫn rất ổn định.
Đến 17h20, trung tá Đỗ Hải Đăng, chính ủy đảo Trường Sa, cho biết hiện ngoài trời gió giật cấp 10,12. "Hiện tại sóng biển đã cao hơn 7m, nhiều cây cối đổ ngã. Theo tình hình thời tiết hiện tại gió có thể còn tăng mạnh".
Cũng theo trung tá Đăng, hiện nay người dân đã được đưa vào tránh trú bão ở khu vực nhà kiên cố, đảm bảo cho người dân lương thực, nước uống trong thời gian bão đổ bộ.
Lúc 17h30 chiều 24-12, bão Tembin bắt đầu ảnh hưởng đất liền - Ảnh: Cơ quan Khí tượng Nhật Ban (JMA)
Di tản khẩn cấp khỏi các giàn khoan - Ảnh: PVEP
17h ngày 24-12, nhiều ngư dân và người dân đã được di dời tới nơi an toàn là trụ sở chi cục Hải Quan Côn Đảo - Ảnh: BÁ SƠN
Trước thông tin bão có thể tới sớm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các vùng thấp trũng, huyện Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu, đã quyết định hụ còi yêu cầu người dân của 10 khu dân cư tới các nơi trú ẩn đã được cơ quan chức năng chuẩn bị trước.
Ông Nguyễn Văn Dũng, phó chủ tịch UBND huyện Côn Đảo, cùng các lực lượng biên phòng, công an đã tới từng tàu cá vận động, buộc các ngư dân cập bến để đảm bảo an toàn.
Phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận nhiều chủ tàu cá không muốn vào bờ mà muốn ở lại để giữ tàu và tài sản. Tuy nhiên, lực lượng chức năng kiên quyết yêu cầu các thuyền viên phải vào bờ, nếu không sẽ bị cưỡng chế.
Người dân đã vào nơi tránh trú bão kiên cố trên quần đảo Trường Sa - Ảnh: PHƯƠNG CHI
Tại khu vực người dân trú ngụ tránh bão trên đảo Đá Tây, lực lượng quân đội trên đảo đã cấp mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết.
"Nhưng do số lượng người dân đông nên không có đủ giường nằm chỉ trải chiếu nằm dưới nền nhà. Bên ngoài, gió đang giật cấp 10-11, cột sóng cao 4-5m" - đại úy Phạm Đình Khải thông tin.
Ý kiến bạn đọc