Mô cơ chuột trước và sau khi trẻ hóa. Ảnh: Salk Institute. |
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Sinh học Salk, California, Mỹ phát triển thành công một liệu pháp gene phức tạp giúp trẻ hóa tế bào da người trong phòng thí nghiệm, Express hôm 15/12 đưa tin. Họ tin đây là bước đầu để tìm ra phương pháp giúp kiểm soát các dấu hiệu lão hóa như da nhăn, tóc bạc hay đau mỏi xương.
"Nhiều người cho rằng lão hóa là quá trình không thể thay đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả ngược lại. Phương pháp của chúng tôi là tái lập trình tế bào, tức là trẻ hóa tế bào trở về trạng thái ban đầu", giáo sư Juan Carlos Izpisua Belmone, tới từ Viện nghiên cứu Sinh học Salk, cho biết.
Các thí nghiệm trên chuột mắc bệnh lão hóa sớm đem đến kết quả khả quan với việc tuổi thọ của chúng được kéo dài. Nếu phương pháp này có thể sử dụng trên con người trong tương lai, nó sẽ giúp tuổi thọ trung bình của chúng ta tăng 30% so với hiện tại.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết nghiên cứu đang trong giai đoạn đầu và có thể mất thêm 10 năm trước khi đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Mô cơ chuột trước và sau khi trẻ hóa. Ảnh: Salk Institute. |
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Sinh học Salk, California, Mỹ phát triển thành công một liệu pháp gene phức tạp giúp trẻ hóa tế bào da người trong phòng thí nghiệm, Express hôm 15/12 đưa tin. Họ tin đây là bước đầu để tìm ra phương pháp giúp kiểm soát các dấu hiệu lão hóa như da nhăn, tóc bạc hay đau mỏi xương.
"Nhiều người cho rằng lão hóa là quá trình không thể thay đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả ngược lại. Phương pháp của chúng tôi là tái lập trình tế bào, tức là trẻ hóa tế bào trở về trạng thái ban đầu", giáo sư Juan Carlos Izpisua Belmone, tới từ Viện nghiên cứu Sinh học Salk, cho biết.
Các thí nghiệm trên chuột mắc bệnh lão hóa sớm đem đến kết quả khả quan với việc tuổi thọ của chúng được kéo dài. Nếu phương pháp này có thể sử dụng trên con người trong tương lai, nó sẽ giúp tuổi thọ trung bình của chúng ta tăng 30% so với hiện tại.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết nghiên cứu đang trong giai đoạn đầu và có thể mất thêm 10 năm trước khi đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Ý kiến bạn đọc